Thứ Hai, 9 tháng 3, 2015

Vì sao người ta còn ngại thanh toán online?


Có rất nhiều lý do khiến cho người ta ưa dùng tiền mặt hơn là dùng thẻ ở Việt Nam, đặc biệt là khi mua sắm hàng hóa. Theo thống kê năm 2013, tại Việt Nam có hơn 72 triệu thẻ ATM đã được phát hành nhưng trên thực tế, tỷ lệ thanh toán trực tuyến bằng thẻ lại chỉ chiếm có 19% trên tổng số thẻ nói trên. Nhận thức được vấn đề đó thì vào hôm qua, Bộ Công Thương và Ngân hàng NNVN đã phối hợp tổ chức buổi tọa đàm "Phát triển thanh toán trong thương mại điện tử" tại TPHCM, mình cũng có dự nên xin chia sẻ lại một số thông tin bổ ích cho anh em có hoạt động trong lĩnh vực này.

Buổi tọa đàm có sự tham gia của các đại diện từ Bộ Công Thương, Hiệp hội Thương Mại Điện Tử, Ngân hàng NNVN, Bộ Công An, Banknet.vn, 123Pay, Tổng cục Thuế, VDC, Visa... Dưới đây là một số thông tin tóm lược từ những ý kiến, chia sẻ và nhận định từ các chuyên gia trong ngành:

Thống kê:

Trong số 72 triệu thẻ ATM được phát hành, chỉ có 50% trong số đó được sử dụng, tiếp trong đó lại chỉ có 10% thẻ là có đăng ký giao dịch trực tuyến.

Thống kê đến tháng 6/2014: có 50 ngân hàng phát hành thẻ, 470 thương hiệu, 72,1 triệu thẻ. Thẻ ghi nợ (Debit) chiếm gần 92%, thẻ tín dụng (Credit) chiếm 3,8%, còn lại là thẻ trả trước. Toàn quốc có gần 15.700 máy ATM, 147.500 máy POS/EDC (máy thanh toán bằng thẻ).

Doanh số thanh toán bằng thẻ nội địa năm 2013 chỉ đạt khoảng 13,6 tỉ đồng.

Việt Nam phấn đấu đến cuối năm 2015 sẽ có từ 35-40% dân số có tài khoản ngân hàng, lắp đặt 250.000 thiết bị chấp nhận thẻ và đạt 200 triệu giao dịch/năm.

Khó khăn:

Cơ sở hạ tầng dùng để thanh toán bằng thẻ còn nhiều hạn chế và rủi ro.

Ngại dùng thẻ vì chưa yên tâm về chất lượng hàng hóa online do đã quen với cách nhìn tận mắt, sờ tận tay hàng hóa trước khi mua về.

Cảm giác sợ bị lừa, thông tin không đầy đủ hoặc có nhiều rủi ro khi thanh toán online.

Tình trạng "sính thẻ ngoại, chê thẻ nội địa": một đại diện cho biết anh từng dùng 2 thẻ ATM trong nước để thanh toán tại một cửa hàng ở trong nước nhưng đều bị máy từ chối (không thanh toán được), nhưng khi đưa thẻ VISA ra thì lại thanh toán rất dễ dàng. Trong khi đó trên thực tế, phí giao dịch bằng VISA hoặc các loại thẻ quốc tế khác khá cao, vào khoảng 2%, trong khi phí giao dịch bằng thẻ nội địa chỉ vào khoảng 0,3% trở lên mà thôi nhưng đại đa số cửa hàng đều không hề biết đến thông tin này, vô tình làm phát sinh thêm chi phí không đáng có cho cả khách hàng lẫn người chủ cửa hàng đó.

Mời các bạn xem một đoạn video tham quan trung tâm dữ liệu của tập đoàn tài chính VISA, tại đây họ đã đầu tư một hệ thống vô cùng lớn với 7 Data Center riêng biệt để đảm bảo có thể xử lý được hàng chục tỷ giao dịch bằng thẻ mỗi năm một cách nhanh chóng nhất.

Nguồn từ Tinhte
Add to Cart

0 nhận xét:

Đăng nhận xét