Thứ Bảy, 7 tháng 3, 2015

Phi tin bất phú


Quan niệm phổ biến trong dân gian là phi thương bất phú, nhưng ngày nay mọi mặt, mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế đều phải ứng dụng CNTT mới phát triển mạnh mẽ được. "Chừng nào xã hội, doanh nghiệp và người dân còn chưa nhận thức được rằng 'phi tin bất phú', chừng ấy các mục tiêu về phát triển CNTT với tư cách hạ tầng của mọi hạ tầng sẽ còn nằm ngoài tầm với", Phó thủ tướng nhấn mạnh. "Chúng ta cần phải có hành động quyết liệt hơn, hiệu quả hơn, đặc biệt là khâu nâng cao nhận thức về CNTT".
CNTT-jpg-1358242693_500x0.jpg
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải: "CNTT là động lực quan trọng nhất để phát triển kinh tế đất nước".
Đồng tình quan điểm này, ông Lê Mạnh Hà, Phó chủ tịch UBND TP HCM, ví von rằng ông không thấy có Cục giao thông trong từng Bộ, nhưng Bộ nào cũng có Cục ứng dụng CNTT, thể hiện vai trò không thể tách rời của CNTT trong sự phát triển của mỗi ngành, mỗi lĩnh vực và của toàn đất nước.
Trước đó, trao đổi với VnExpress.net, tiến sĩ Nguyễn Trọng, từng giữ chức Chánh văn phòng Ban Chỉ đạo CNTT Quốc gia, cho hay dầu khí có thể làm giàu cho đất nước nhưng nếu không có dầu khí thì ngành khác vẫn phát triển, nhưng thiếu CNTT thì không ngành nào phát triển được. Vì thế, CNTT phải được coi là hạ tầng, phải được xếp ngang với điện - đường - trường - trạm chứ không nên chỉ coi là một ngành kinh tế đơn thuần.
Nếu trong vòng 15 năm tới Việt Nam tập trung tiền bạc đầu tư để đào tạo khoảng 1 triệu kỹ sư CNTT có khả năng quốc tế thì khoản đầu tư này sẽ thu về doanh thu ước tính khoảng 60 tỉ USD cho đất nước trong ngành gia công phần mềm & viễn thông, hiệu quả hơn rất nhiều so với các dự án khai thác khoáng sản thiên nhiên hay đầu tư vào các ngành nghề khác.
Tuy nhiên để đào tạo được 1 kỹ sư CNTT đáp ứng đủ yêu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp và có năng lực cạnh tranh và làm việc trong môi trường quốc tế cần tốn khoảng 10.000 USD/người. Trong khi đó, doanh thu trung bình của một kỹ sư CNTT Việt Nam hiện nay là 15.000 USD/1 năm (Ấn Độ và Philippines là 30 ngàn USD). Như vậy chúng ta nhận thấy được công nghệ thông tin nói chung và công nghệ phần mềm nói riêng là ngành công nghiệp không khói mang lại lợi nhuận khổng lồ mà Việt Nam đang cố gắng theo đuổi, đây là con đường nhanh nhất, là động lực mạnh nhất để thúc đẩy và phát triển nền kinh tế và CNTT là đòn bẫy để phát triển các ngành nghề khác phát triển.
Nền kinh tế Việt Nam đang "dựa vào chỗ không phải là thế mạnh" là khai thác tài nguyên và xuất khẩu vì tài nguyên là yếu tố bất định, mang lại giá trị thấp và gây ra những hệ lụy không mong muốn như ảnh hưởng tới môi trường. Thay vào đó, Việt Nam cần phát triển một nền kinh tế xanh, sạch, bền vững và hiệu quả. Đó là nền kinh tế dựa vào tri thức. CNTT không những là công cụ then chốt cho sự phát triển con người và xã hội, mà về lâu dài sẽ là yếu tố quan trọng nhất để xây dựng nền kinh tế dựa trên tri thức và rộng hơn là xây dựng xã hội dựa trên tri thức.
Theo Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải, lãnh đạo các Bộ, ngành, địa phương nên coi CNTT là động lực quan trọng nhất để phát triển kinh tế đất nước, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và nhất là phải có hành động cụ thể để hiện thực hóa động lực đó, như hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp, đẩy mạnh các khu công nghiệp CNTT đầu tư phát triển nguồn nhân lực, đầu tư ứng dụng CNTT, xây dựng Chính phủ điện tử...
Phi tin bat phu
Ý kiến của Phó thủ tướng và các chuyên gia cũng tương đồng với phát biểu từ năm 1991 của Mahathir Mohamad, Thủ tướng Malaysia khi đó, là: "Không phải ngẫu nhiên ngày nay không nước phát triển giàu có nào lại nghèo về thông tin và cũng không có nước nào giàu về thông tin mà nghèo và kém phát triển cả".
Trong Thông điệp liên bang ngày 25/1/2011, Tổng thống Mỹ Obama cũng nhấn mạnh CNTT là một trong ba ưu tiên hàng đầu giúp nước Mỹ năng động hóa nền kinh tế, khôi phục sự phát triển và duy trì vị trí hàng đầu thế giới toàn diện. Đây cũng là lĩnh vực được chính phủ Trung Quốc nhìn nhận như động lực quan trọng nhất cho sự phát triển kinh tế và chiến lược "đuổi kịp" các nước phát triển khác.
Châu An (vnexpress)
Add to Cart

0 nhận xét:

Đăng nhận xét